Sunday, December 13, 2009

Trâm bầu - vị thuốc hay tẩy giun đũa

Trâm bầu - vị thuốc hay tẩy giun đũa

Thứ năm, 17/06/2004, 03:48 GMT+7

Loại cây này còn có tên là chưng bầu, chân bầu, tim bầu, tên khoa học là Combretum quadrangulare Kuz. Hạt, chất nhầy ở vỏ và cành non trâm bầu có tác dụng tẩy giun. Ngoài ra, nó còn có thể chữa đau bụng và tiêu chảy (hay dùng phối hợp với lá mơ tam thể). Trâm bầu là loại cây nhỡ, có thể cao 12 m. Cành non có 4 cạnh, lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay nhọn. Hai mặt lá đều có lông, mặt dưới lông nhiều hơn. Chiều dài của lá 3-7,5 cm, rộng 1,5-4 cm. Cụm hoa gồm một bông mọc ở kẽ lá và nhiều hoa nhỏ ở đầu cành, màu vàng nhạt. Quả dài 18-20 mm, rộng 7-8 mm, có 4 cành mỏng. Hạt hình thoi, rộng 4 mm, có rìa. Các bộ phận dùng làm thuốc là hạt (thu hái vào tháng 1-2), quả, vỏ cây. Trâm bầu thường mọc hoang ở miền kênh rạch Đông Nam Bộ, sống ở đất phèn, trũng, có độ ẩm cao. Nhiều người trồng trâm bầu để nuôi kiến cánh đỏ. Hạt cây trâm bầu có nhiều tinh dầu (12%), tanan, axit axalic, canxi và các axit béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanan, flavonoit. Để điều trị giun, mỗi ngày ăn 10-15 hạt trâm bầu bỏ vỏ (trẻ em dùng 5-10 hạt, tùy theo độ tuổi). Có thể nướng qua hạt cho thơm, kẹp vào quả chuối chín để dễ ăn. Điều trị trong 3 ngày. Ngoài việc chữa giun, nhân dân một số nơi còn hái lá trâm bầu phơi khô, phối hợp với lá nhân trần để làm trà nhuận gan. [b][right]BS Trang Xuân Chi, Sức Khỏe & Đời Sống[/right][/b]

Loại cây này còn có tên là chưng bầu, chân bầu, tim bầu, tên khoa học là Combretum quadrangulare Kuz. Hạt, chất nhầy ở vỏ và cành non trâm bầu có tác dụng tẩy giun. Ngoài ra, nó còn có thể chữa đau bụng và tiêu chảy (hay dùng phối hợp với lá mơ tam thể). Trâm bầu là loại cây nhỡ, có thể cao 12 m. Cành non có 4 cạnh, lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay nhọn. Hai mặt lá đều có lông, mặt dưới lông nhiều hơn. Chiều dài của lá 3-7,5 cm, rộng 1,5-4 cm. Cụm hoa gồm một bông mọc ở kẽ lá và nhiều hoa nhỏ ở đầu cành, màu vàng nhạt. Quả dài 18-20 mm, rộng 7-8 mm, có 4 cành mỏng. Hạt hình thoi, rộng 4 mm, có rìa. Các bộ phận dùng làm thuốc là hạt (thu hái vào tháng 1-2), quả, vỏ cây. Trâm bầu thường mọc hoang ở miền kênh rạch Đông Nam Bộ, sống ở đất phèn, trũng, có độ ẩm cao. Nhiều người trồng trâm bầu để nuôi kiến cánh đỏ. Hạt cây trâm bầu có nhiều tinh dầu (12%), tanan, axit axalic, canxi và các axit béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanan, flavonoit. Để điều trị giun, mỗi ngày ăn 10-15 hạt trâm bầu bỏ vỏ (trẻ em dùng 5-10 hạt, tùy theo độ tuổi). Có thể nướng qua hạt cho thơm, kẹp vào quả chuối chín để dễ ăn. Điều trị trong 3 ngày. Ngoài việc chữa giun, nhân dân một số nơi còn hái lá trâm bầu phơi khô, phối hợp với lá nhân trần để làm trà nhuận gan. [b][right]BS Trang Xuân Chi, Sức Khỏe & Đời Sống[/right][/b]

No comments:

Post a Comment