Wednesday, August 25, 2010

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Lá cây sống đời giúp cầm máu; lô hội trị vết bỏng loét; lá bàng chữa cảm sốt, giúp ra mồ hôi, giảm tê thấp và lỵ… Các loại cây này được nhà khoa học khuyên nên trồng ở tư gia vừa làm cảnh vừa chữa bệnh rất hiệu quả.
> Hàng loạt cây xanh trong nhà chứa chất độc chết người/ Sự thật tin đồn cây xanh trong nhà có độc chết người

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị Đẹp, Trưởng bộ môn Thực vật, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, khi bị bỏng hoặc đứt tay mà trong nhà không có thuốc cầm máu, có thể dùng lá cây sống đời giã nát rồi đắp lên vết thương, cầm máu rất tốt.

Dưới đây là danh sách 16 cây cảnh dược lành tính do bà Đẹp cung cấp cho VnExpress.net.

1. Sống đời: Còn gọi là cây thuốc bỏng, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, trường sinh, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.

Toàn thân cây có vị nhạt, chát, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ.

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Ngọn và lá sống đời non có thể thái nhỏ nấu canh ăn và dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên sống đời còn được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác như viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu.

Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cây này đắp trị bỏng, vết thương, mụn nhọt và các vết cắn đốt của côn trùng. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng chữa ung sang thũng độc, viêm tuyến vú, đan độc, ngoại thương xuất huyết, đòn ngã, tổn thương, gãy xương, bỏng, viêm tai giữa.

Cách dùng: Lá tươi giã nát đắp hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày. Có thể dùng lá tươi 40g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước hoặc hòa với nước chín rồi lọc lấy nước cốt để uống. Ngoài ra lá tươi giã nát vắt lấy nước, nhỏ vào tai chữa được bệnh viêm tai giữa cấp tính. Cũng nước lá tươi, thêm rượu và đường uống chữa bị ngã, bị thương thổ huyết.

Xem tiếp...

Ngoan Ngoan

Những điều có thể chưa biết về cây lô hội


(Dân trí) - Nha đam hay còn gọi là lô hội, long tu, lưỡi hổ có thể coi là một tủ thuốc nhỏ trong nhà. Gel ở lá của nó có thể đắp ngay lên các vết bỏng, từ bỏng ga tới cháy nắng. Tuy nhiên, dù là thảo dược nhưng không phải với ai cũng lành.

Những điều có thể chưa biết về cây lô hội

Tác dụng chính

Làm dịu vùng da bị cháy nắng, vết thương hay các loại bỏng

Có chức năng như một loại thuốc nhuận tràng (nhựa lô hội)

Giảm hội chứng ruột kích thích (IBS) và táo bón

Tăng cường bài tiết

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy chiết xuất từ lô hội trong kem dưỡng ẩm có thể điều trị bệnh herpes sinh dục ở nam giới.

Một số nghiên cứu cho thấy lô hội có thể giúp điều trị gầu và bệnh vẩy nến nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa lời khuyên cho việc sử dụng lô hội như thế nào để đạt được những hiệu quả trên.

Những ứng dụng thú vị

Từ lâu, lô hội đã được biết tới với khả năng làm lành vết thương. Khả năng chữa lành vết bỏng, vết thương hở và giảm đau đã được ghi trong sử sách từ cách đây cả 10 thế kỷ.

Truyền thuyết kể rằng nữ hoàng Cleopatra đã dùng lô hội để duy trì vẻ tươi tắn, mềm mại của làn da.

Lịch sử hiện đại ghi nhận việc sử dụng lô hội là vào thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Lô hội là một thành phần chính trong các loại thuốc trị cháy nắng, những vết thương nhỏ, kích ứng da và nhiều loại vết thương nhẹ khác.

Gần đây, lô hội còn trở nên phổ biến khi được đưa vào gel đánh răng. Tương tự như dùng cho da, lô hội trong gel đánh răng có tác dụng làm sạch, làm mềm lợi và có tác dụng chống khuẩn.

Gel lô hội nguyên chất thường được dùng bôi da 3-4 lần/ngày để điều trị cháy nắng hay các vết bỏng nhỏ. Với các vết bỏng lớn thì không nên bôi lô hội mà cần tới bác sĩ ngay lập tức.

Cảnh báo:

Không dùng lô hội đắng bôi lên da và tránh sử dụng trong giai đoạn mang thai và không dùng lô hội nếu đang bị trĩ, các bệnh thận, bệnh tim hay rối loạn nhịp tim.

Tránh dùng lô hội nếu bị dị ứng với hành, tỏi hay hoa tulip

Uống lô hội có thể làm giảm đường huyết vì vậy không nên uống nếu đang dùng các loại thuốc hạ đường huyết.

Có khoảng 300 loài thuộc họ lô hội nhưng chỉ có một vài loài trong số đó là thực sự có thể dùng cho mục đích y tế.

Có thể ứng dụng lô hội trong điều trị lâm sàng như sau:

Trị táo bón: bột lô hội, cao mật bò, bột cam thảo và tá dược; hay lô hội tươi 100g, đậu xanh cả vỏ 20g, đường cát 50g nấu ăn.

Trị đau lưng: lô hội tươi 50g, đậu đen 50g, đường cát 100g nấu ăn.

Trị mụn nhọt - Abces: giã nhuyễn cả lá lẫn vỏ đắp lên vùng sưng đỏ.

Trị rôm sảy mụn: lấy nước cốt lô hội tươi thoa lên vùng da bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Bay

Nhân Hà

Mẹo hay chữa bệnh tại nhà


(Dân trí) - Với sự hỗ trợ của những vật dụng, đồ dùng hoặc thực phẩm cực kỳ thông dụng, bạn có thể tự tin làm bác sỹ gia đình. Điều đáng nói là cách thức của chúng dường như “không giống ai” nhưng lại hiệu quả thực sự.

Dưới đây chỉ là 15 trong số hàng trăm mẹo hay được giới thiệu trong cuốn: “Cẩm nang bác sỹ khuyên dùng để điều trị bệnh tại nhà” đã phát hành và tái bản hơn 16 triệu bản tại Mỹ:

1. Rượu Vodka trị mùi hôi chân

Nếu chân bạn thường tỏa ra mùi không mấy dễ chịu, bạn có thể lấy khăn thấm vodka để lau chân. Vodka chứa cồn, vừa khử trùng vừa có tác dụng làm ráo da, vì thế có tác dụng khử mùi.

2. Bút chì chống đau đầu

Mẹo hay chữa bệnh tại nhà

Khi bị lo lắng hay stress, bạn thường bạnh hàm, nghiến răng, điều này sẽ khiến cơ mặt từ hàm đến thái dương bị căng và gây đau đầu. Giải pháp đơn giản là: Đặt 1 chiếc bút chì giữa 2 hàm mà không cắn răng, tự nhiên cơ hàm, cơ mặt được thư giãn, sẽ tránh được đau đầu.

3. Sữa chua trị hôi miệng

Nghiên cứu ban đầu cho thấy vi khuẩn có lợi trong sữa chua, ở mức độ nào đó, có thể lấn áp loại vi khuẩn gây hơi thở kém thơm tho, hoặc ít nhất cũng tạo được một môi trường khắc nghiệt đối với loại khuẩn “thiếu tế nhị” ấy.

4. Cam thảo trị chai sần

Cam thảo chứa các chất giống estrogen có thể làm mềm phần da chai sần. Tại nhà bạn có thể làm như sau: xay một ít cam thảo, trộn với nửa thìa sáp chống nẻ, bôi hỗn hợp này vào vùng da chai sần.

5. Bóng tennis (hoặc vỏ đồ hộp) chữa đau mỏi bàn chân

Mẹo hay chữa bệnh tại nhà

Để mát-xa cho lòng bàn chân, bạn chỉ việc cởi giày, lăn từng chân trên một quả bóng tennis hoặc vỏ đồ hộp trong 1-2 phút. Muốn có tác dụng thư giãn hơn, có thể lăn chân trên 1 chai nước mát.

6. Dầu ô-liu trong điều trị Eczema

Thoa dầu ô-liu trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa, các chất chống ô-xy hóa có trong dầu sẽ giúp giảm hiện tượng viêm nhiễm thường đi kèm eczema.

Thoa 5ml dầu lên vùng da khoảng 6,5cm2, da sẽ được bảo vệ tránh bị khô nứt; nếu cần có thể đắp dầu rồi quấn ni-lông qua đêm để giữ ẩm.

Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa trong dầu ô-liu còn giúp chống sẹo và các vết thâm.

7. Đường chữa nấc cụt

Bạn bị nấc cụt? Hãy nuốt một thìa đường, vài phút sau hiện tượng này sẽ dứt. Các bác sỹ cho rằng, đường tác động lên cơ thần kinh, ngăn việc điều kiển cơ hoành co rút và gây nấc cụt.

8. Ô-liu hoặc chanh trị say tàu xe:

Khi bị say tàu xe, miệng bạn tăng tiết nước bọt, gây ra cảm giác buồn nôn. Hợp chất tannin có trong ô-liu giúp làm khô nước bọt. Vì vậy, ngay khi có cảm giác buồn nôn mà ăn đôi ba quả ô-liu, ngậm một 1 lát chanh tươi bạn sẽ thấy khác hẳn những lần “khốn đốn” vì say xe khác.

9. Dầu thực vật trị móng tay giòn

Móng tay giòn là triệu chứng báo hiệu móng của bạn thiếu độ ẩm trầm trọng. Ngoài việc nên thường xuyên dung kem dưỡng tay, bạn hãy thử với biện pháp sau: Trước khi đi ngủ, bôi dầu ăn vào tay sau đó đeo găng tay làm bếp hoặc bọc ni-lông, vừa giữ cho dầu không dây ra giường, vừa giúp dầu thấm vào da, cung cấp độ ẩm cho cả da và móng tay.

10. Kem hoặc sữa chua lạnh chữa phỏng miệng

Vòm miệng của bạn rất mỏng và nhạy cảm với đồ ăn nóng. Nếu không kịp đợi cho lát pizza kịp nguội và bị… phỏng miệng, hãy nhanh chóng ngậm 1 thìa đầy kem hoặc sữa chua lạnh sẽ giảm rát tức thời và hạn chế phồng rộp. Không có sẵn kem bạn có thể ngậm một ngùm nước lạnh hoặc viên đá.

11. Kẹo cao su vị quế hoặc bạc hà giảm stress khi lái xe



Một nghiên cứu do NASA tài trợ cho thấy, bạc hà giảm 20% cảm giác mệt mỏi và lo lắng cho người lái xe; bạc hà và quế giảm 25% cảm giác ức chế, cáu bẳn và tăng 30% độ tập trung; có đến 30% số người tình nguyện tham gia khảo giác cho biết họ cảm giác hành trình ngắn hơn khi vừa lái xe vừa nhai kẹo cao su vị quế hoặc bạc hà. Nếu không phải là người có thói quen ăn kẹo cao su, bạn có thể mua 2 loại hương liệu để trong xe.

12. Táo làm trắng răng



Các loại rau và hoa quả giòn nói chung có tác dụng gần như bàn chải đánh răngvậy vì việc nhai chúng có ảnh ảnh hưởng tốt tới men răng, loại bỏ cao răng. Riêng táo lại có acid malic nhẹ giúp loại bỏ các chất cặn bám rõ rệt.

'Toa thuốc chữa ung thư của tử tù' gây xôn xao bệnh viện


"Uống nước táo hồng với cây bán chi liên, lá thiết thụ, bồ công anh và bách hoa xà thiệt là có thể trị được ung thư"... Tờ quảng cáo này xuất hiện gần đây tại vài bệnh viện TP HCM khiến nhiều người hoang mang.

Mấy ngày qua, thân nhân người bệnh tại các bệnh viện Ung bướu, Chợ Rẫy... xôn xao truyền tay nhau một tờ giấy quảng cáo toa thuốc "thần kỳ" chữa được bệnh ung thư. Ngay đầu tờ giấy là thông tin "Thang thuốc này do một người trước khi chết một ngày, sợ thất truyền nên tiết lộ bí mật gia truyền". Những lời truyền miệng cũng loan đi nhanh chóng: chủ phương thuốc này là một tử tù.

Hiện các bệnh viện không xác định được ai là người đầu tiên phát tán toa thuốc (dưới dạng tờ A4 photocopy). Nhưng theo những thân nhân nuôi bệnh, có một số người vào bệnh viện kể họ đã tự điều trị theo hướng dẫn trong tờ giấy, và đã khỏi bệnh, rồi khuyên nên làm theo.

Toa thuốc chữa ung thư của tử tù gây xôn xao bệnh viện
Tờ quảng cáo điều trị ung thư bằng thảo dược. Ảnh: Cao Lâm.

Theo hướng dẫn của tờ quảng cáo, chỉ cần cho 15 chén nước nấu với các loại thảo dược trong 2 giờ, chiết lấy nước, sau đó nấu tiếp với 10 chén nước nấu trong 2 giờ. Lấy nước lần đầu pha với lần sau uống sẽ trị được ung thư và một số bệnh tim mạch.

Cầm tờ quảng cáo, sáng nay chị Thư - bệnh nhân ung thư gan đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM mừng rỡ không chịu ở bệnh viện nữa và khăng khăng đòi về nhà để điều trị theo phương cách trong tờ quảng cáo.

Còn chị Nguyễn Thị Mỹ, nhà ở Vĩnh Long có người thân điều trị ung thư phổi đã hoang mang: “Nghe đồn bằng phương thuốc này, một người tử tù này đã cứu rất nhiều người nên gia đình định chuyển người nhà về quê để điều trị”.

Nhiều người khác do phải điều trị lâu ngày ở bệnh viện, phần quá tốn kém tiền của, phần bệnh vẫn chưa khỏi, nên khi đọc tờ quảng cáo đã tin theo với suy nghĩ: “Có bệnh thì vái tứ phương, cứ uống biết đâu hết bệnh”. Nhiều người còn khẳng định, "đây có thể là việc làm tốt cuối đời của người sắp chết", rằng "trong hiện tại, tử tù không hưởng được lợi lộc gì nên không thể nói dối".

Muốn người nhà đang mắc bệnh dùng thử, một số người đã đến chợ thuốc trên đường Phùng Hưng và Hải Thượng Lãn Ông ở quận 5 bốc thuốc. Tới nơi mới biết, phương thuốc thần chỉ là những loại cây cỏ quen thuộc.

"Ngoài táo hồng, thì lá thiết thụ chính là lá đu đủ; bồ công anh là loại cỏ mọc hoang chữa ăn uống kém tiêu; bạch hoa xà thiệt là cây lưỡi rắn mọc như cỏ hoang có khả năng làm giảm sưng, giảm đau và bán liên chi là loại cỏ thường mọc ở miền Bắc có tác dụng thanh nhiệt", anh Thanh, một người đang nuôi bệnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay.

Trao đổi với VnExpress.net, các bác sĩ Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM cho rằng, các vị cây cỏ nói trên đúng là thảo dược. Tuy nhiên theo các tài liệu y học cổ truyền, những loại thảo dược trên chỉ làm giảm được các chứng viêm, sưng, làm mủ, giúp thanh nhiệt hoặc hỗ trợ cơ thể giảm khả năng gây ung thư, chứ không thể trị dứt được bệnh này.

Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Ung bướu TP HCM cũng khẳng định với những loại ung thư tế bào ác tính thì không có loại thảo dược nào có thể chữa khỏi, mà chỉ ở mức hỗ trợ điều trị làm phát triển tế bào, tái tạo tế bào tốt.

Còn theo đại diện Phòng quản lý Y học cổ truyền, Sở Y tế TP HCM, việc quảng cáo các bài thảo dược điều trị dứt ung thư là không chính xác. “Bởi từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thảo dược điều trị tiệt căn ung thư nào được cơ quan chức năng chứng nhận”, một bác sĩ nói.

Cao Lâm