Wednesday, August 25, 2010

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Lá cây sống đời giúp cầm máu; lô hội trị vết bỏng loét; lá bàng chữa cảm sốt, giúp ra mồ hôi, giảm tê thấp và lỵ… Các loại cây này được nhà khoa học khuyên nên trồng ở tư gia vừa làm cảnh vừa chữa bệnh rất hiệu quả.
> Hàng loạt cây xanh trong nhà chứa chất độc chết người/ Sự thật tin đồn cây xanh trong nhà có độc chết người

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị Đẹp, Trưởng bộ môn Thực vật, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, khi bị bỏng hoặc đứt tay mà trong nhà không có thuốc cầm máu, có thể dùng lá cây sống đời giã nát rồi đắp lên vết thương, cầm máu rất tốt.

Dưới đây là danh sách 16 cây cảnh dược lành tính do bà Đẹp cung cấp cho VnExpress.net.

1. Sống đời: Còn gọi là cây thuốc bỏng, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, trường sinh, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.

Toàn thân cây có vị nhạt, chát, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ.

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Ngọn và lá sống đời non có thể thái nhỏ nấu canh ăn và dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên sống đời còn được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác như viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu.

Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cây này đắp trị bỏng, vết thương, mụn nhọt và các vết cắn đốt của côn trùng. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng chữa ung sang thũng độc, viêm tuyến vú, đan độc, ngoại thương xuất huyết, đòn ngã, tổn thương, gãy xương, bỏng, viêm tai giữa.

Cách dùng: Lá tươi giã nát đắp hoặc vắt lấy nước bôi hàng ngày. Có thể dùng lá tươi 40g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước hoặc hòa với nước chín rồi lọc lấy nước cốt để uống. Ngoài ra lá tươi giã nát vắt lấy nước, nhỏ vào tai chữa được bệnh viêm tai giữa cấp tính. Cũng nước lá tươi, thêm rượu và đường uống chữa bị ngã, bị thương thổ huyết.

Xem tiếp...

Ngoan Ngoan

Những điều có thể chưa biết về cây lô hội


(Dân trí) - Nha đam hay còn gọi là lô hội, long tu, lưỡi hổ có thể coi là một tủ thuốc nhỏ trong nhà. Gel ở lá của nó có thể đắp ngay lên các vết bỏng, từ bỏng ga tới cháy nắng. Tuy nhiên, dù là thảo dược nhưng không phải với ai cũng lành.

Những điều có thể chưa biết về cây lô hội

Tác dụng chính

Làm dịu vùng da bị cháy nắng, vết thương hay các loại bỏng

Có chức năng như một loại thuốc nhuận tràng (nhựa lô hội)

Giảm hội chứng ruột kích thích (IBS) và táo bón

Tăng cường bài tiết

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy chiết xuất từ lô hội trong kem dưỡng ẩm có thể điều trị bệnh herpes sinh dục ở nam giới.

Một số nghiên cứu cho thấy lô hội có thể giúp điều trị gầu và bệnh vẩy nến nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa lời khuyên cho việc sử dụng lô hội như thế nào để đạt được những hiệu quả trên.

Những ứng dụng thú vị

Từ lâu, lô hội đã được biết tới với khả năng làm lành vết thương. Khả năng chữa lành vết bỏng, vết thương hở và giảm đau đã được ghi trong sử sách từ cách đây cả 10 thế kỷ.

Truyền thuyết kể rằng nữ hoàng Cleopatra đã dùng lô hội để duy trì vẻ tươi tắn, mềm mại của làn da.

Lịch sử hiện đại ghi nhận việc sử dụng lô hội là vào thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Lô hội là một thành phần chính trong các loại thuốc trị cháy nắng, những vết thương nhỏ, kích ứng da và nhiều loại vết thương nhẹ khác.

Gần đây, lô hội còn trở nên phổ biến khi được đưa vào gel đánh răng. Tương tự như dùng cho da, lô hội trong gel đánh răng có tác dụng làm sạch, làm mềm lợi và có tác dụng chống khuẩn.

Gel lô hội nguyên chất thường được dùng bôi da 3-4 lần/ngày để điều trị cháy nắng hay các vết bỏng nhỏ. Với các vết bỏng lớn thì không nên bôi lô hội mà cần tới bác sĩ ngay lập tức.

Cảnh báo:

Không dùng lô hội đắng bôi lên da và tránh sử dụng trong giai đoạn mang thai và không dùng lô hội nếu đang bị trĩ, các bệnh thận, bệnh tim hay rối loạn nhịp tim.

Tránh dùng lô hội nếu bị dị ứng với hành, tỏi hay hoa tulip

Uống lô hội có thể làm giảm đường huyết vì vậy không nên uống nếu đang dùng các loại thuốc hạ đường huyết.

Có khoảng 300 loài thuộc họ lô hội nhưng chỉ có một vài loài trong số đó là thực sự có thể dùng cho mục đích y tế.

Có thể ứng dụng lô hội trong điều trị lâm sàng như sau:

Trị táo bón: bột lô hội, cao mật bò, bột cam thảo và tá dược; hay lô hội tươi 100g, đậu xanh cả vỏ 20g, đường cát 50g nấu ăn.

Trị đau lưng: lô hội tươi 50g, đậu đen 50g, đường cát 100g nấu ăn.

Trị mụn nhọt - Abces: giã nhuyễn cả lá lẫn vỏ đắp lên vùng sưng đỏ.

Trị rôm sảy mụn: lấy nước cốt lô hội tươi thoa lên vùng da bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Bay

Nhân Hà

Mẹo hay chữa bệnh tại nhà


(Dân trí) - Với sự hỗ trợ của những vật dụng, đồ dùng hoặc thực phẩm cực kỳ thông dụng, bạn có thể tự tin làm bác sỹ gia đình. Điều đáng nói là cách thức của chúng dường như “không giống ai” nhưng lại hiệu quả thực sự.

Dưới đây chỉ là 15 trong số hàng trăm mẹo hay được giới thiệu trong cuốn: “Cẩm nang bác sỹ khuyên dùng để điều trị bệnh tại nhà” đã phát hành và tái bản hơn 16 triệu bản tại Mỹ:

1. Rượu Vodka trị mùi hôi chân

Nếu chân bạn thường tỏa ra mùi không mấy dễ chịu, bạn có thể lấy khăn thấm vodka để lau chân. Vodka chứa cồn, vừa khử trùng vừa có tác dụng làm ráo da, vì thế có tác dụng khử mùi.

2. Bút chì chống đau đầu

Mẹo hay chữa bệnh tại nhà

Khi bị lo lắng hay stress, bạn thường bạnh hàm, nghiến răng, điều này sẽ khiến cơ mặt từ hàm đến thái dương bị căng và gây đau đầu. Giải pháp đơn giản là: Đặt 1 chiếc bút chì giữa 2 hàm mà không cắn răng, tự nhiên cơ hàm, cơ mặt được thư giãn, sẽ tránh được đau đầu.

3. Sữa chua trị hôi miệng

Nghiên cứu ban đầu cho thấy vi khuẩn có lợi trong sữa chua, ở mức độ nào đó, có thể lấn áp loại vi khuẩn gây hơi thở kém thơm tho, hoặc ít nhất cũng tạo được một môi trường khắc nghiệt đối với loại khuẩn “thiếu tế nhị” ấy.

4. Cam thảo trị chai sần

Cam thảo chứa các chất giống estrogen có thể làm mềm phần da chai sần. Tại nhà bạn có thể làm như sau: xay một ít cam thảo, trộn với nửa thìa sáp chống nẻ, bôi hỗn hợp này vào vùng da chai sần.

5. Bóng tennis (hoặc vỏ đồ hộp) chữa đau mỏi bàn chân

Mẹo hay chữa bệnh tại nhà

Để mát-xa cho lòng bàn chân, bạn chỉ việc cởi giày, lăn từng chân trên một quả bóng tennis hoặc vỏ đồ hộp trong 1-2 phút. Muốn có tác dụng thư giãn hơn, có thể lăn chân trên 1 chai nước mát.

6. Dầu ô-liu trong điều trị Eczema

Thoa dầu ô-liu trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa, các chất chống ô-xy hóa có trong dầu sẽ giúp giảm hiện tượng viêm nhiễm thường đi kèm eczema.

Thoa 5ml dầu lên vùng da khoảng 6,5cm2, da sẽ được bảo vệ tránh bị khô nứt; nếu cần có thể đắp dầu rồi quấn ni-lông qua đêm để giữ ẩm.

Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa trong dầu ô-liu còn giúp chống sẹo và các vết thâm.

7. Đường chữa nấc cụt

Bạn bị nấc cụt? Hãy nuốt một thìa đường, vài phút sau hiện tượng này sẽ dứt. Các bác sỹ cho rằng, đường tác động lên cơ thần kinh, ngăn việc điều kiển cơ hoành co rút và gây nấc cụt.

8. Ô-liu hoặc chanh trị say tàu xe:

Khi bị say tàu xe, miệng bạn tăng tiết nước bọt, gây ra cảm giác buồn nôn. Hợp chất tannin có trong ô-liu giúp làm khô nước bọt. Vì vậy, ngay khi có cảm giác buồn nôn mà ăn đôi ba quả ô-liu, ngậm một 1 lát chanh tươi bạn sẽ thấy khác hẳn những lần “khốn đốn” vì say xe khác.

9. Dầu thực vật trị móng tay giòn

Móng tay giòn là triệu chứng báo hiệu móng của bạn thiếu độ ẩm trầm trọng. Ngoài việc nên thường xuyên dung kem dưỡng tay, bạn hãy thử với biện pháp sau: Trước khi đi ngủ, bôi dầu ăn vào tay sau đó đeo găng tay làm bếp hoặc bọc ni-lông, vừa giữ cho dầu không dây ra giường, vừa giúp dầu thấm vào da, cung cấp độ ẩm cho cả da và móng tay.

10. Kem hoặc sữa chua lạnh chữa phỏng miệng

Vòm miệng của bạn rất mỏng và nhạy cảm với đồ ăn nóng. Nếu không kịp đợi cho lát pizza kịp nguội và bị… phỏng miệng, hãy nhanh chóng ngậm 1 thìa đầy kem hoặc sữa chua lạnh sẽ giảm rát tức thời và hạn chế phồng rộp. Không có sẵn kem bạn có thể ngậm một ngùm nước lạnh hoặc viên đá.

11. Kẹo cao su vị quế hoặc bạc hà giảm stress khi lái xe



Một nghiên cứu do NASA tài trợ cho thấy, bạc hà giảm 20% cảm giác mệt mỏi và lo lắng cho người lái xe; bạc hà và quế giảm 25% cảm giác ức chế, cáu bẳn và tăng 30% độ tập trung; có đến 30% số người tình nguyện tham gia khảo giác cho biết họ cảm giác hành trình ngắn hơn khi vừa lái xe vừa nhai kẹo cao su vị quế hoặc bạc hà. Nếu không phải là người có thói quen ăn kẹo cao su, bạn có thể mua 2 loại hương liệu để trong xe.

12. Táo làm trắng răng



Các loại rau và hoa quả giòn nói chung có tác dụng gần như bàn chải đánh răngvậy vì việc nhai chúng có ảnh ảnh hưởng tốt tới men răng, loại bỏ cao răng. Riêng táo lại có acid malic nhẹ giúp loại bỏ các chất cặn bám rõ rệt.

'Toa thuốc chữa ung thư của tử tù' gây xôn xao bệnh viện


"Uống nước táo hồng với cây bán chi liên, lá thiết thụ, bồ công anh và bách hoa xà thiệt là có thể trị được ung thư"... Tờ quảng cáo này xuất hiện gần đây tại vài bệnh viện TP HCM khiến nhiều người hoang mang.

Mấy ngày qua, thân nhân người bệnh tại các bệnh viện Ung bướu, Chợ Rẫy... xôn xao truyền tay nhau một tờ giấy quảng cáo toa thuốc "thần kỳ" chữa được bệnh ung thư. Ngay đầu tờ giấy là thông tin "Thang thuốc này do một người trước khi chết một ngày, sợ thất truyền nên tiết lộ bí mật gia truyền". Những lời truyền miệng cũng loan đi nhanh chóng: chủ phương thuốc này là một tử tù.

Hiện các bệnh viện không xác định được ai là người đầu tiên phát tán toa thuốc (dưới dạng tờ A4 photocopy). Nhưng theo những thân nhân nuôi bệnh, có một số người vào bệnh viện kể họ đã tự điều trị theo hướng dẫn trong tờ giấy, và đã khỏi bệnh, rồi khuyên nên làm theo.

Toa thuốc chữa ung thư của tử tù gây xôn xao bệnh viện
Tờ quảng cáo điều trị ung thư bằng thảo dược. Ảnh: Cao Lâm.

Theo hướng dẫn của tờ quảng cáo, chỉ cần cho 15 chén nước nấu với các loại thảo dược trong 2 giờ, chiết lấy nước, sau đó nấu tiếp với 10 chén nước nấu trong 2 giờ. Lấy nước lần đầu pha với lần sau uống sẽ trị được ung thư và một số bệnh tim mạch.

Cầm tờ quảng cáo, sáng nay chị Thư - bệnh nhân ung thư gan đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM mừng rỡ không chịu ở bệnh viện nữa và khăng khăng đòi về nhà để điều trị theo phương cách trong tờ quảng cáo.

Còn chị Nguyễn Thị Mỹ, nhà ở Vĩnh Long có người thân điều trị ung thư phổi đã hoang mang: “Nghe đồn bằng phương thuốc này, một người tử tù này đã cứu rất nhiều người nên gia đình định chuyển người nhà về quê để điều trị”.

Nhiều người khác do phải điều trị lâu ngày ở bệnh viện, phần quá tốn kém tiền của, phần bệnh vẫn chưa khỏi, nên khi đọc tờ quảng cáo đã tin theo với suy nghĩ: “Có bệnh thì vái tứ phương, cứ uống biết đâu hết bệnh”. Nhiều người còn khẳng định, "đây có thể là việc làm tốt cuối đời của người sắp chết", rằng "trong hiện tại, tử tù không hưởng được lợi lộc gì nên không thể nói dối".

Muốn người nhà đang mắc bệnh dùng thử, một số người đã đến chợ thuốc trên đường Phùng Hưng và Hải Thượng Lãn Ông ở quận 5 bốc thuốc. Tới nơi mới biết, phương thuốc thần chỉ là những loại cây cỏ quen thuộc.

"Ngoài táo hồng, thì lá thiết thụ chính là lá đu đủ; bồ công anh là loại cỏ mọc hoang chữa ăn uống kém tiêu; bạch hoa xà thiệt là cây lưỡi rắn mọc như cỏ hoang có khả năng làm giảm sưng, giảm đau và bán liên chi là loại cỏ thường mọc ở miền Bắc có tác dụng thanh nhiệt", anh Thanh, một người đang nuôi bệnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay.

Trao đổi với VnExpress.net, các bác sĩ Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM cho rằng, các vị cây cỏ nói trên đúng là thảo dược. Tuy nhiên theo các tài liệu y học cổ truyền, những loại thảo dược trên chỉ làm giảm được các chứng viêm, sưng, làm mủ, giúp thanh nhiệt hoặc hỗ trợ cơ thể giảm khả năng gây ung thư, chứ không thể trị dứt được bệnh này.

Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Ung bướu TP HCM cũng khẳng định với những loại ung thư tế bào ác tính thì không có loại thảo dược nào có thể chữa khỏi, mà chỉ ở mức hỗ trợ điều trị làm phát triển tế bào, tái tạo tế bào tốt.

Còn theo đại diện Phòng quản lý Y học cổ truyền, Sở Y tế TP HCM, việc quảng cáo các bài thảo dược điều trị dứt ung thư là không chính xác. “Bởi từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thảo dược điều trị tiệt căn ung thư nào được cơ quan chức năng chứng nhận”, một bác sĩ nói.

Cao Lâm

Saturday, December 26, 2009

Những Trái cây trị bệnh

Trái cây trị bệnh

Chữa viêm gan C bằng thảo dược cà chua xanh

Thứ năm, 11/06/2004, 02:17 GMT+7

Một hỗn hợp gồm chiết xuất từ cây tầm gửi và cà chua xanh có thể sẽ là phương thuốc quý dành cho bệnh nhân viêm gan C. Liệu pháp này đem lại hy vọng cho những người không còn phản ứng với interferon - thuốc điều trị phổ biến hiện nay. Tiến sĩ Harald Matthes, Đại học Charite (Đức), cho biết chiết xuất từ cây tầm gửi có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virus viêm gan C. Tiếp đó, chiết xuất cà chua xanh sẽ giúp gan lọc sạch các tế bào bệnh và làm cho tổ chức này sớm phục hồi. Hiện nay, cây tầm gửi tham gia vào một loạt liệu pháp điều trị cho gần 60% bệnh nhân ung thư ở Đức, do đó có thể an tâm về tính an toàn của nó. Matthes và cộng sự đã thử nghiệm hỗn hợp trên với 79 bệnh nhân viêm gan C đã bị "trơ" thuốc interferon - liệu pháp điều trị phổ biến hiện nay. Sau 2 năm, kết quả là 44% số bệnh nhân có đáp ứng tốt với hỗn hợp và 28% đáp ứng một phần. Chỉ có 28% là không có biểu hiện gì. Một lợi thế của liệu pháp dược thảo là giá thành điều trị hợp lý. Theo ước tính, tổng chi phí dành mỗi bệnh nhân là 5.600 USD, trong khi liệu pháp interferon tốn tới 28.000 USD. Tuy nhiên, cây tầm gửi và cà chua xanh vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn thuốc interferon, vì tỷ lệ đáp ứng của interferon cao hơn và thời gian điều trị ngắn hơn. Hơn nữa, người ta vẫn chưa biết liệu hỗn hợp thảo dược có tiêu diệt các tế bào gan lành - một yếu tố nguy hiểm đối với những người vốn bị suy yếu chức năng gan.

Một hỗn hợp gồm chiết xuất từ cây tầm gửi và cà chua xanh có thể sẽ là phương thuốc quý dành cho bệnh nhân viêm gan C. Liệu pháp này đem lại hy vọng cho những người không còn phản ứng với interferon - thuốc điều trị phổ biến hiện nay. Tiến sĩ Harald Matthes, Đại học Charite (Đức), cho biết chiết xuất từ cây tầm gửi có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virus viêm gan C. Tiếp đó, chiết xuất cà chua xanh sẽ giúp gan lọc sạch các tế bào bệnh và làm cho tổ chức này sớm phục hồi. Hiện nay, cây tầm gửi tham gia vào một loạt liệu pháp điều trị cho gần 60% bệnh nhân ung thư ở Đức, do đó có thể an tâm về tính an toàn của nó. Matthes và cộng sự đã thử nghiệm hỗn hợp trên với 79 bệnh nhân viêm gan C đã bị "trơ" thuốc interferon - liệu pháp điều trị phổ biến hiện nay. Sau 2 năm, kết quả là 44% số bệnh nhân có đáp ứng tốt với hỗn hợp và 28% đáp ứng một phần. Chỉ có 28% là không có biểu hiện gì. Một lợi thế của liệu pháp dược thảo là giá thành điều trị hợp lý. Theo ước tính, tổng chi phí dành mỗi bệnh nhân là 5.600 USD, trong khi liệu pháp interferon tốn tới 28.000 USD. Tuy nhiên, cây tầm gửi và cà chua xanh vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn thuốc interferon, vì tỷ lệ đáp ứng của interferon cao hơn và thời gian điều trị ngắn hơn. Hơn nữa, người ta vẫn chưa biết liệu hỗn hợp thảo dược có tiêu diệt các tế bào gan lành - một yếu tố nguy hiểm đối với những người vốn bị suy yếu chức năng gan.


Mơ - vị thuốc giải khát kỳ diệu

Thứ năm, 10/06/2004, 09:40 GMT+7

Nước quả mơ tươi pha đường hoặc nước mơ ngâm đường pha nước uống có tác dụng giải khát rất tốt, tăng sức bền bỉ, chống mệt mỏi, giảm mất mồ hôi, giúp bạn ăn ngon miệng, ít bị rối loạn tiêu hóa. Từ xa xưa, mơ được nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở phương Đông, biết đến với tính chất “sinh tân, chỉ khát” tuyệt vời. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin (đặc biệt là vitamin A và vitamin C), acid citric và muối khoáng. Bạch mai (mơ muối) có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. Một số ứng dụng: - Rượu mơ có tác dụng giúp ăn ngon, tiêu cơm, thịt, chất béo và tăng thị lực, dùng vào mỗi bữa ăn với 1 chén con 25-30 ml. Rượu mơ xanh tính hàn, vị ấm, chữa kém ăn, bụng có giun, phong thấp (trong uống ngoài xoa), nôn mửa, đau bụng, phòng cảm nắng, ra mồ hôi tay chân. - Ô mai, mứt và kẹo mơ dùng ngậm chữa ngứa họng, buồn nôn, ho, có đờm. - Quả mơ chín giã nát đắp vào răng chữa răng đau nhức. - Chữa đau bụng giun: Lấy 300 g bạch mai, 3 thìa đường, sắc nước uống. - Trúng phong, răng nghiến chặt: Dùng ô mai đánh gió, chà răng. - Giải rượu: Dùng mơ nấu với trà uống (rất hiệu nghiệm). - Làm đẹp da: Dùng thịt quả mơ phối hợp quả lê chế thành mặt nạ đắp mặt và cổ trước khi đi ngủ vài giờ để làm giảm nếp nhăn (phương pháp của bà Barbara Liebhart Heinerman - Mỹ). - Mụn cóc (hạt cơm) trên da: Ô mai 30 g ngâm nước muối 24 g (bỏ hạt) và ít giấm, nghiền mịn, đắp lên mụn cơm. Một số bài thuốc có bạch mai: - Chữa ho lâu ngày: Bạch mai, hoàng kỳ mỗi thứ 20 g, cát cánh, mạch môn, trần bì mỗi thứ 10 g, cam thảo 5 g, cho 2 bát nước sắc còn nửa bát, chia 2 lần uống trong ngày. - Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: Bạch mai, thục địa, hoài sơn, đan phiến, ngũ vị tử mỗi loại 10 g; nhục quế 2 g. Sắc uống. - Sỏi mật, viêm đau túi mật: Bạch mai, cam thảo chế, kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim mỗi loại 15 g, sắc uống. - Đi lỏng dài ngày do tỳ hư: Bạch mai, bạch truật, kha tử, đẳng sâm, mỗi loại 10 g, sắc uống. - Ra mồ hôi trộm: Bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy mỗi loại 10 g, sắc uống. - Tẩy giun đũa: Bạch mai 10 g, xuyên tiêu 6 g, gừng 3 lát, sắc uống. Không chỉ thịt quả mà cả nhân hạt mơ cũng được dùng làm thuốc (hạnh nhân). Nó chứa nhiều vitamin E, có tác dụng chống lão hóa. Hạnh nhân giúp chữa nhiều bệnh ngoài da bằng cách bôi ngoài hoặc uống. Nhiều bệnh trong phủ tạng cũng dùng hạnh nhân chữa có hiệu quả, đặc biệt là phổi co thắt gây khó thở (như viêm phế quản thể hen). Một nghiên cứu năm 1951 cho thấy trong dịch nhân hạt mơ có vitamin B15, giúp phục hồi sức khỏe, chữa bệnh tim phổi, kéo dài tuổi thọ. Năm 1968, các nhà khoa học đã chiết xuất được từ quả mơ một chất chống trực khuẩn lao. [right][b]BS Phó Đức Thuần, Sức Khỏe & Đời Sống[/b][/right]

Nước quả mơ tươi pha đường hoặc nước mơ ngâm đường pha nước uống có tác dụng giải khát rất tốt, tăng sức bền bỉ, chống mệt mỏi, giảm mất mồ hôi, giúp bạn ăn ngon miệng, ít bị rối loạn tiêu hóa. Từ xa xưa, mơ được nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở phương Đông, biết đến với tính chất “sinh tân, chỉ khát” tuyệt vời. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin (đặc biệt là vitamin A và vitamin C), acid citric và muối khoáng. Bạch mai (mơ muối) có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. Một số ứng dụng: - Rượu mơ có tác dụng giúp ăn ngon, tiêu cơm, thịt, chất béo và tăng thị lực, dùng vào mỗi bữa ăn với 1 chén con 25-30 ml. Rượu mơ xanh tính hàn, vị ấm, chữa kém ăn, bụng có giun, phong thấp (trong uống ngoài xoa), nôn mửa, đau bụng, phòng cảm nắng, ra mồ hôi tay chân. - Ô mai, mứt và kẹo mơ dùng ngậm chữa ngứa họng, buồn nôn, ho, có đờm. - Quả mơ chín giã nát đắp vào răng chữa răng đau nhức. - Chữa đau bụng giun: Lấy 300 g bạch mai, 3 thìa đường, sắc nước uống. - Trúng phong, răng nghiến chặt: Dùng ô mai đánh gió, chà răng. - Giải rượu: Dùng mơ nấu với trà uống (rất hiệu nghiệm). - Làm đẹp da: Dùng thịt quả mơ phối hợp quả lê chế thành mặt nạ đắp mặt và cổ trước khi đi ngủ vài giờ để làm giảm nếp nhăn (phương pháp của bà Barbara Liebhart Heinerman - Mỹ). - Mụn cóc (hạt cơm) trên da: Ô mai 30 g ngâm nước muối 24 g (bỏ hạt) và ít giấm, nghiền mịn, đắp lên mụn cơm. Một số bài thuốc có bạch mai: - Chữa ho lâu ngày: Bạch mai, hoàng kỳ mỗi thứ 20 g, cát cánh, mạch môn, trần bì mỗi thứ 10 g, cam thảo 5 g, cho 2 bát nước sắc còn nửa bát, chia 2 lần uống trong ngày. - Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: Bạch mai, thục địa, hoài sơn, đan phiến, ngũ vị tử mỗi loại 10 g; nhục quế 2 g. Sắc uống. - Sỏi mật, viêm đau túi mật: Bạch mai, cam thảo chế, kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim mỗi loại 15 g, sắc uống. - Đi lỏng dài ngày do tỳ hư: Bạch mai, bạch truật, kha tử, đẳng sâm, mỗi loại 10 g, sắc uống. - Ra mồ hôi trộm: Bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy mỗi loại 10 g, sắc uống. - Tẩy giun đũa: Bạch mai 10 g, xuyên tiêu 6 g, gừng 3 lát, sắc uống. Không chỉ thịt quả mà cả nhân hạt mơ cũng được dùng làm thuốc (hạnh nhân). Nó chứa nhiều vitamin E, có tác dụng chống lão hóa. Hạnh nhân giúp chữa nhiều bệnh ngoài da bằng cách bôi ngoài hoặc uống. Nhiều bệnh trong phủ tạng cũng dùng hạnh nhân chữa có hiệu quả, đặc biệt là phổi co thắt gây khó thở (như viêm phế quản thể hen). Một nghiên cứu năm 1951 cho thấy trong dịch nhân hạt mơ có vitamin B15, giúp phục hồi sức khỏe, chữa bệnh tim phổi, kéo dài tuổi thọ. Năm 1968, các nhà khoa học đã chiết xuất được từ quả mơ một chất chống trực khuẩn lao. [right][b]BS Phó Đức Thuần, Sức Khỏe & Đời Sống[/b][/right]


Phấn hoa chữa bệnh

Thứ năm, 10/06/2004, 09:30 GMT+7

Phấn hoa thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của các loài hoa được ong thu lượm. Phấn hoa có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn cả những thực phẩm như trứng, sữa... Công dụng của phấn hoa: Phấn hoa có chứa protein, axit amin, carbonhydrate, nhiều chất khoáng như K, Ca, Na, S, Cu, Fe... và vitamin như B1, B2, B3, B6, A, D, E... Theo y học cổ truyền, phấn hoa có vị ngọt, tính bình, tác dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết và bổ thận. Người ta thường dùng phấn hoa để trị chứng suy nhược, thận tinh bất túc với các triệu chứng mỏi mệt rã rời, bồn chồn, bực bội, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, đái đêm nhiều, muộn con, tắt kinh sớm... Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh cho rằng, nếu dùng phấn hoa lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu. Nhiều bằng chứng khoa học đã ghi nhận, phấn hoa có tác dụng phòng chống cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày tá tráng, viêm gan, chống lão hóa, chống phóng xạ, tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo huyết, kiện não, bổ tủy, cải thiện trí nhớ, điều tiết nội tiết tố, khống chế tuyến tiền liệt tăng sinh, tăng cường khả năng tình dục, phòng chống ung thư và làm đẹp da. Người ta thường dùng phấn hoa bằng cách ăn tự nhiên hoặc pha với nước sôi để uống, ngâm rượu và trộn lẫn với mật ong để ăn. Với trẻ em, có thể dùng dưới dạng nấu lẫn với bột hoặc cháo. Cho đến nay, quan điểm về liều lượng phấn hoa mỗi ngày chưa thật sự thống nhất. Phần đông cho rằng, đối với người trưởng thành, tối đa nên dùng 5-10 g, còn trẻ em thì giảm bớt liều, từ 2-3 g/ngày. Trung tâm Nghiên cứu ong trung ương khuyên dùng mỗi ngày 1-2 thìa cà phê, chia làm 2 lần. Nói chung, mỗi ngày nên dùng khoảng 5 g là vừa phải. Cách bảo quản Nếu không biết cách bảo quản, phấn hoa sẽ bị giảm dần chất lượng. Tốt nhất nên mua sản phẩm ở những cơ sở chế biến có đủ trang thiết bị để làm khô triệt để, diệt hết vi khuẩn và trứng côn trùng. Khi mua về, cần đóng nắp lọ thật chặt và để trong tủ lạnh sau mỗi lần dùng. Ngoài ra, có thể dùng mật ong hoặc đường trắng để bảo quản: trộn đều phấn hoa với đường theo tỷ lệ 2:1 rồi cho vào lọ, nén thật chặt, phủ lên trên một lớp đường dày khoảng 10-15 cm, bịt kín miệng lọ và để nơi thoáng mát, khô ráo. [right][b](Theo Khoa Học & Đời Sống)[/b][/right]

Phấn hoa thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của các loài hoa được ong thu lượm. Phấn hoa có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn cả những thực phẩm như trứng, sữa... Công dụng của phấn hoa: Phấn hoa có chứa protein, axit amin, carbonhydrate, nhiều chất khoáng như K, Ca, Na, S, Cu, Fe... và vitamin như B1, B2, B3, B6, A, D, E... Theo y học cổ truyền, phấn hoa có vị ngọt, tính bình, tác dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết và bổ thận. Người ta thường dùng phấn hoa để trị chứng suy nhược, thận tinh bất túc với các triệu chứng mỏi mệt rã rời, bồn chồn, bực bội, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, đái đêm nhiều, muộn con, tắt kinh sớm... Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh cho rằng, nếu dùng phấn hoa lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu. Nhiều bằng chứng khoa học đã ghi nhận, phấn hoa có tác dụng phòng chống cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày tá tráng, viêm gan, chống lão hóa, chống phóng xạ, tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo huyết, kiện não, bổ tủy, cải thiện trí nhớ, điều tiết nội tiết tố, khống chế tuyến tiền liệt tăng sinh, tăng cường khả năng tình dục, phòng chống ung thư và làm đẹp da. Người ta thường dùng phấn hoa bằng cách ăn tự nhiên hoặc pha với nước sôi để uống, ngâm rượu và trộn lẫn với mật ong để ăn. Với trẻ em, có thể dùng dưới dạng nấu lẫn với bột hoặc cháo. Cho đến nay, quan điểm về liều lượng phấn hoa mỗi ngày chưa thật sự thống nhất. Phần đông cho rằng, đối với người trưởng thành, tối đa nên dùng 5-10 g, còn trẻ em thì giảm bớt liều, từ 2-3 g/ngày. Trung tâm Nghiên cứu ong trung ương khuyên dùng mỗi ngày 1-2 thìa cà phê, chia làm 2 lần. Nói chung, mỗi ngày nên dùng khoảng 5 g là vừa phải. Cách bảo quản Nếu không biết cách bảo quản, phấn hoa sẽ bị giảm dần chất lượng. Tốt nhất nên mua sản phẩm ở những cơ sở chế biến có đủ trang thiết bị để làm khô triệt để, diệt hết vi khuẩn và trứng côn trùng. Khi mua về, cần đóng nắp lọ thật chặt và để trong tủ lạnh sau mỗi lần dùng. Ngoài ra, có thể dùng mật ong hoặc đường trắng để bảo quản: trộn đều phấn hoa với đường theo tỷ lệ 2:1 rồi cho vào lọ, nén thật chặt, phủ lên trên một lớp đường dày khoảng 10-15 cm, bịt kín miệng lọ và để nơi thoáng mát, khô ráo. [right][b](Theo Khoa Học & Đời Sống)[/b][/right]

Những thức ăn - vị thuốc trong dinh dưỡng hiện đại

Thứ năm, 10/06/2004, 04:30 GMT+7

Khi bị cảm, có thể ăn canh gà giải cảm; nếu bị say sóng hay say tàu xe, chỉ cần nhai lát gừng là đỡ hẳn... Đôi khi, những kinh nghiệm và mẹo vặt trong văn hóa ẩm thực cũng có tác dụng chữa bệnh. [u][b]Một số loại thức ăn chữa bệnh "tân thời":[/b][/u] [b]1. Canh gà[/b] Năm 1993, bác sĩ Stephen Rennard đã nghiên cứu tác dụng của món canh gà trên quy mô nhỏ ở phòng thí nghiệm. Mãi 7 năm sau, kết quả nghiên cứu của ông mới được đăng tải trên báo Chest (của Viện các bác sĩ chuyên về bệnh lồng ngực Mỹ). Theo Rennard, canh gà (chicken soup), dù được nấu ở nhà hay đóng hộp sẵn ở siêu thị, đều có tác dụng ức chế hoặc giảm tính di động của bạch cầu trung tính (có chức năng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng). Canh gà còn có tác dụng cải thiện khả năng bù nước và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, đem lại cho người ăn sự thoải mái về tâm lý và thể chất khi đang bệnh. [b]2. Nước cam vắt và chuối[/b] Theo chuyên viên tiết thực Melinda Hemmelgarn thuộc Trung tâm Truyền thông Dinh dưỡng Đại học Missouri (Mỹ), nước cam vắt cung cấp cả kali và canxi nên có tác dụng hạ huyết áp. Nếu là sản phẩm công nghiệp, nên chọn loại nước cam vắt có tăng cường canxi. Chuối cũng đem lại rất nhiều kali. Vì vậy những ai có huyết áp hơi cao nên ăn mỗi ngày 1 quả cam hoặc chuối. [b]3. Nho đỏ (hay tím sẫm) [/b] Có tác dụng bổ tim và sát trùng đường tiểu. Việc uống 1 ly nước ép nho đỏ hay tím sẫm nguyên chất mỗi ngày sẽ rất tốt cho chức năng tim. Nước ép nho đỏ vừa ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và làm giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch. So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần. [b]4. Nước ép quả nam việt quất (Cranberry juice)[/b] Giúp sát trùng đường tiểu. Dùng một ly nước ép quả nam việt quất hay 30 g trái khô mỗi ngày sẽ giúp thanh toán các chứng này. Các hoạt chất trong quả nam việt quất có tác dụng ngăn cản vi khuẩn xâm phạm lớp niêm mạc lót hệ thống ống dẫn đường tiểu. [b]5. Những loại quả có màu tím và mọng [/b] Việt quất (Blueberries) có màu tím như sim, tốt cho những ai bị nổi gân (tĩnh mạch) xanh dưới da. Theo bác sĩ Luis Navarro, Giám đốc Trung tâm Trị liệu Tĩnh mạch ở New York, việt quất tốt cho hệ tuần hoàn vì chứa các chất flavonoid. Đó là những hoạt chất giúp cho thành tĩnh mạch thêm vững chắc và các mao quản bớt rạn nứt. Các sắc tố có tên proanthocyanidin và anthocyanidin (đem lại màu xanh tím đặc trưng cho các loại trái này) giúp tăng cường tính bền chắc cho hệ thống mạch máu. Đối với người già, các nhà khoa học khuyên ăn nhiều rau xanh để tránh thoái hoá điểm vàng (nguyên nhân gây mù loà không thể hồi phục). Lutein (hoạt chất chủ yếu trong các loại rau lá xanh đậm) rất có lợi cho mắt vì có tác dụng như một màng lọc ánh sáng, giúp mắt không bị các tia nắng làm tổn thương. Nó cũng có tính kháng oxy hóa, tránh cho mắt khỏi các tổn thương do quá trình lão hóa. Cơ thể không có khả năng sản xuất lutein nên con người phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất này hoặc bổ sung bằng thuốc. Còn những người hay bị đau nửa đầu nên tránh các sản phẩm từ sữa, chocolate, trứng, các loại quả có múi, tép, thịt, lúa mì, các quả hạch, lạc, cà chua, hành tây, bắp, táo và chuối. Theo bác sĩ Neal Barnard (tác giả cuốn Thức ăn chống đau), với chứng đau nửa đầu, có khi chính những thức ăn được xem là "thủ phạm" gây đau kể trên lại làm bệnh nhân bớt nhức đầu. Chẳng hạn, chất caffeine có thể khiến một số người nhức đầu khi uống vào, nhưng một số người khác đang nhức đầu nếu uống vào sẽ bớt hẳn. Các thức ăn giàu tinh bột như bánh mì nướng, bánh quy và khoai tây cũng có thể làm giảm nhức đầu hay buồn nôn, thậm chí rút ngắn hẳn cơn đau nửa đầu. [i][right]BS Nguyễn Lân Đính, Sức Khoẻ & Đời Sống[/right][/i]

Khi bị cảm, có thể ăn canh gà giải cảm; nếu bị say sóng hay say tàu xe, chỉ cần nhai lát gừng là đỡ hẳn... Đôi khi, những kinh nghiệm và mẹo vặt trong văn hóa ẩm thực cũng có tác dụng chữa bệnh. [u][b]Một số loại thức ăn chữa bệnh "tân thời":[/b][/u] [b]1. Canh gà[/b] Năm 1993, bác sĩ Stephen Rennard đã nghiên cứu tác dụng của món canh gà trên quy mô nhỏ ở phòng thí nghiệm. Mãi 7 năm sau, kết quả nghiên cứu của ông mới được đăng tải trên báo Chest (của Viện các bác sĩ chuyên về bệnh lồng ngực Mỹ). Theo Rennard, canh gà (chicken soup), dù được nấu ở nhà hay đóng hộp sẵn ở siêu thị, đều có tác dụng ức chế hoặc giảm tính di động của bạch cầu trung tính (có chức năng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng). Canh gà còn có tác dụng cải thiện khả năng bù nước và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, đem lại cho người ăn sự thoải mái về tâm lý và thể chất khi đang bệnh. [b]2. Nước cam vắt và chuối[/b] Theo chuyên viên tiết thực Melinda Hemmelgarn thuộc Trung tâm Truyền thông Dinh dưỡng Đại học Missouri (Mỹ), nước cam vắt cung cấp cả kali và canxi nên có tác dụng hạ huyết áp. Nếu là sản phẩm công nghiệp, nên chọn loại nước cam vắt có tăng cường canxi. Chuối cũng đem lại rất nhiều kali. Vì vậy những ai có huyết áp hơi cao nên ăn mỗi ngày 1 quả cam hoặc chuối. [b]3. Nho đỏ (hay tím sẫm) [/b] Có tác dụng bổ tim và sát trùng đường tiểu. Việc uống 1 ly nước ép nho đỏ hay tím sẫm nguyên chất mỗi ngày sẽ rất tốt cho chức năng tim. Nước ép nho đỏ vừa ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và làm giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch. So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần. [b]4. Nước ép quả nam việt quất (Cranberry juice)[/b] Giúp sát trùng đường tiểu. Dùng một ly nước ép quả nam việt quất hay 30 g trái khô mỗi ngày sẽ giúp thanh toán các chứng này. Các hoạt chất trong quả nam việt quất có tác dụng ngăn cản vi khuẩn xâm phạm lớp niêm mạc lót hệ thống ống dẫn đường tiểu. [b]5. Những loại quả có màu tím và mọng [/b] Việt quất (Blueberries) có màu tím như sim, tốt cho những ai bị nổi gân (tĩnh mạch) xanh dưới da. Theo bác sĩ Luis Navarro, Giám đốc Trung tâm Trị liệu Tĩnh mạch ở New York, việt quất tốt cho hệ tuần hoàn vì chứa các chất flavonoid. Đó là những hoạt chất giúp cho thành tĩnh mạch thêm vững chắc và các mao quản bớt rạn nứt. Các sắc tố có tên proanthocyanidin và anthocyanidin (đem lại màu xanh tím đặc trưng cho các loại trái này) giúp tăng cường tính bền chắc cho hệ thống mạch máu. Đối với người già, các nhà khoa học khuyên ăn nhiều rau xanh để tránh thoái hoá điểm vàng (nguyên nhân gây mù loà không thể hồi phục). Lutein (hoạt chất chủ yếu trong các loại rau lá xanh đậm) rất có lợi cho mắt vì có tác dụng như một màng lọc ánh sáng, giúp mắt không bị các tia nắng làm tổn thương. Nó cũng có tính kháng oxy hóa, tránh cho mắt khỏi các tổn thương do quá trình lão hóa. Cơ thể không có khả năng sản xuất lutein nên con người phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất này hoặc bổ sung bằng thuốc. Còn những người hay bị đau nửa đầu nên tránh các sản phẩm từ sữa, chocolate, trứng, các loại quả có múi, tép, thịt, lúa mì, các quả hạch, lạc, cà chua, hành tây, bắp, táo và chuối. Theo bác sĩ Neal Barnard (tác giả cuốn Thức ăn chống đau), với chứng đau nửa đầu, có khi chính những thức ăn được xem là "thủ phạm" gây đau kể trên lại làm bệnh nhân bớt nhức đầu. Chẳng hạn, chất caffeine có thể khiến một số người nhức đầu khi uống vào, nhưng một số người khác đang nhức đầu nếu uống vào sẽ bớt hẳn. Các thức ăn giàu tinh bột như bánh mì nướng, bánh quy và khoai tây cũng có thể làm giảm nhức đầu hay buồn nôn, thậm chí rút ngắn hẳn cơn đau nửa đầu. [i][right]BS Nguyễn Lân Đính, Sức Khoẻ & Đời Sống[/right][/i]

Cây sơn tra - vị thuốc quý

Thứ năm, 10/06/2004, 04:25 GMT+7

Sơn tra còn có tên là cây chua chát, cây gan hay táo mèo, được dùng làm thuốc ở cả phương Đông và phương Tây hàng chục thế kỷ qua. Hiện nó được dùng rộng rãi tại nhiều nước châu Âu để trị bệnh tim mạch. Còn ở Việt Nam,Trung Quốc, sơn tra là thuốc chữa các chứng về đường tiêu hóa. Do có tác dụng khá mạnh trên cơ tim nên sơn tra đã được sử dụng trong các trường hợp suy tim, giúp tăng hoạt động của cơ tim. Các amines của cây có tác dụng bổ tim. Còn các flavonoids làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch. Sơn tra có tác dụng tốt trong các trường hợp tắc mạch vành. Trong các trường hợp xơ vữa động mạch, nó có tác dụng phòng ngừa và chữa trị khá tốt. Thử nghiệm trên thú cho thấy, loại dược thảo này có khả năng làm hạ cholesterol, triglycerides, giảm độ nhầy của máu và fibrinogen. Thuốc rượu sơn tra giúp tăng bài tiết acid mật và làm giảm tổng hợp cholesterol ở chuột. Sơn tra được chỉ định trong các trường hợp: suy tim độ 1 và 2, đau thắt ngực, đau tim ở người cao niên, nhịp tim chậm. Có thể tự pha chế trà dược như sau: Khuấy 1 thìa cà phê bột lá và hoa trong 150 ml nước đun sôi; ngâm trong 20 phút, gạn lấy nước, chia thành 1-3 lần uống trong ngày để chữa trị chứng tức ngực. Trong dược học cổ truyền Trung Hoa, sơn tra được phân chia thành Bắc sơn tra (C. pinnatifida), thu hái tại các tỉnh phía Bắc như Sơn Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và Nam sơn tra (C.cuenata), thu hái tại Quảng Đông và Quảng Tây. Quả sơn tra vị chua/ngọt, tính ấm nhẹ, tác dụng vào các kinh mạch thuộc can, tỳ và vị...Nó được ứng dụng trong các trường hợp sau: - Đầy bụng, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy. - Đau bụng do ứ huyết sau khi sinh. - Cao huyết áp. [right][i]BS Nguyễn Văn Thông, Sức Khoẻ & Đời Sống[/i][/right]

Sơn tra còn có tên là cây chua chát, cây gan hay táo mèo, được dùng làm thuốc ở cả phương Đông và phương Tây hàng chục thế kỷ qua. Hiện nó được dùng rộng rãi tại nhiều nước châu Âu để trị bệnh tim mạch. Còn ở Việt Nam,Trung Quốc, sơn tra là thuốc chữa các chứng về đường tiêu hóa. Do có tác dụng khá mạnh trên cơ tim nên sơn tra đã được sử dụng trong các trường hợp suy tim, giúp tăng hoạt động của cơ tim. Các amines của cây có tác dụng bổ tim. Còn các flavonoids làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch. Sơn tra có tác dụng tốt trong các trường hợp tắc mạch vành. Trong các trường hợp xơ vữa động mạch, nó có tác dụng phòng ngừa và chữa trị khá tốt. Thử nghiệm trên thú cho thấy, loại dược thảo này có khả năng làm hạ cholesterol, triglycerides, giảm độ nhầy của máu và fibrinogen. Thuốc rượu sơn tra giúp tăng bài tiết acid mật và làm giảm tổng hợp cholesterol ở chuột. Sơn tra được chỉ định trong các trường hợp: suy tim độ 1 và 2, đau thắt ngực, đau tim ở người cao niên, nhịp tim chậm. Có thể tự pha chế trà dược như sau: Khuấy 1 thìa cà phê bột lá và hoa trong 150 ml nước đun sôi; ngâm trong 20 phút, gạn lấy nước, chia thành 1-3 lần uống trong ngày để chữa trị chứng tức ngực. Trong dược học cổ truyền Trung Hoa, sơn tra được phân chia thành Bắc sơn tra (C. pinnatifida), thu hái tại các tỉnh phía Bắc như Sơn Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và Nam sơn tra (C.cuenata), thu hái tại Quảng Đông và Quảng Tây. Quả sơn tra vị chua/ngọt, tính ấm nhẹ, tác dụng vào các kinh mạch thuộc can, tỳ và vị...Nó được ứng dụng trong các trường hợp sau: - Đầy bụng, ăn không tiêu, đau bụng, tiêu chảy. - Đau bụng do ứ huyết sau khi sinh. - Cao huyết áp. [right][i]BS Nguyễn Văn Thông, Sức Khoẻ & Đời Sống[/i][/right]

Đu đủ - vị thuốc dễ kiếm

Thứ năm, 10/06/2004, 04:22 GMT+7

Các bộ phận của loại cây này (như hoa, lá, rễ, nhựa...) đều có thể dùng làm thuốc. Chẳng hạn, hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn có thể dùng chữa ho, mất tiếng. Quả đu đủ chín cung cấp nhiều beta caroten, vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn đu đủ chín quá nhiều và liên tục vì sẽ gây vàng da do thừa beta caroten (hiện tượng này sẽ mất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào). Quả đu đủ xanh có nhiều men papain, tác dụng giống như men pepsin của dạ dày và trypsin của tụy trong việc tiêu hóa chất thịt. Đu đủ xanh nấu nhừ với thông thảo, ý dĩ và móng giò giúp các bà mẹ có nhiều sữa. Trong lá, quả, hạt đu đủ còn chứa chất cacpain có tác dụng làm chậm nhịp tim. Một số cách dùng đu đủ như một vị thuốc: - Nước sắc lá đu đủ: Dùng rửa sát trùng vết thương, vết loét. - Nhựa đu đủ: Làm thuốc tẩy giun, tác dụng trên giun đũa, giun kim nhưng không có tác dụng trên giun móc. Nhựa đu đủ còn dùng ngoài chữa chai chân và hột cơm. - Rễ đu đủ: Sắc lên làm thuốc cầm máu. [right][i]BS Phạm Thị Thục, Sức Khoẻ & Đời Sống[/i][/right]

Các bộ phận của loại cây này (như hoa, lá, rễ, nhựa...) đều có thể dùng làm thuốc. Chẳng hạn, hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn có thể dùng chữa ho, mất tiếng. Quả đu đủ chín cung cấp nhiều beta caroten, vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn đu đủ chín quá nhiều và liên tục vì sẽ gây vàng da do thừa beta caroten (hiện tượng này sẽ mất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào). Quả đu đủ xanh có nhiều men papain, tác dụng giống như men pepsin của dạ dày và trypsin của tụy trong việc tiêu hóa chất thịt. Đu đủ xanh nấu nhừ với thông thảo, ý dĩ và móng giò giúp các bà mẹ có nhiều sữa. Trong lá, quả, hạt đu đủ còn chứa chất cacpain có tác dụng làm chậm nhịp tim. Một số cách dùng đu đủ như một vị thuốc: - Nước sắc lá đu đủ: Dùng rửa sát trùng vết thương, vết loét. - Nhựa đu đủ: Làm thuốc tẩy giun, tác dụng trên giun đũa, giun kim nhưng không có tác dụng trên giun móc. Nhựa đu đủ còn dùng ngoài chữa chai chân và hột cơm. - Rễ đu đủ: Sắc lên làm thuốc cầm máu. [right][i]BS Phạm Thị Thục, Sức Khoẻ & Đời Sống[/i][/right]

Phong cách rễ bám vào đá (25/04/2004)

Cây được trồng ngay trong hóc đá. Trong phong cách này, hình thể của đá cũng cực kì quan trong, giống như rong rêu và sự hiện diện của các cây nhỏ góp phần tạo nên cảnh trí thiên nhiên. Đôi khi muốn tái tạo một hòn đảo phong cách bám ...

Cây ớt - vị thuốc quý (18/06/2004)

Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, tiêu thực, giảm đau... Dân gian thường dùng nó để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn... Theo y học hiện đại, quả ớt có rất ...

Các thảo dược cải lão hoàn đồng (Trái nhàu) (18/06/2004)

Việc lựa chọn thực phẩm tác động rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ con người. Từ xưa, các thầy thuốc đã chú tâm tìm kiếm những loại cây cỏ giúp đẩy lùi tuổi tác, khiến con người trẻ lâu hơn. Khoa học ngày nay chứng minh, ...

Bài dưa hấu chữa hôi miệng (18/06/2004)

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là dạ dày bị nhiệt, có thể lấy chanh tươi 2-3 quả rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Cũng có thể áp dụng các biện pháp ...

Đậu đen (18/06/2004)

Với những người bị bất tỉnh do say rượu, có thể lấy đậu đen sắc lấy nước, uống cho nôn ra thì khỏi. Còn nếu bị ngộ độc do ăn rau quả, nên lấy đậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, chắt lấy nước cốt để uống. [b][u]Sau đây là ...

Chữa bệnh bằng quả sung (18/06/2004)

Sung thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn có tên là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Quả sung vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh, cách làm đơn ...

Quả trám chữa bệnh (18/06/2004)

Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Cùi ...

Cà chua chống ung thư tuyến tiền liệt (18/06/2004)

Lycopene không phải là chất duy nhất trong cà chua có khả năng chống ung thư tuyến tiền liệt, các nhà khoa học Mỹ khẳng định. Thực tế là nó chỉ phát huy hết tác dụng khi có sự hỗ trợ của một số chất khác trong thứ quả ...

Muớp đắng trong điều trị đái tháo đường type 2 (18/06/2004)

Bệnh đái tháo đường type 2 - loại không phụ thuộc insulin - thuộc phạm vi chứng tiêu khát, với triệu chứng ăn, uống và tiểu tiện nhiều. Những thảo dược như hành tây, mướp đắng, nhân sâm... rất hiệu quả trong điều trị bệnh, do ...

Quả bưởi chữa bệnh (17/06/2004)

Lá bưởi dùng để trị các chứng đau đầu do phong, viêm khớp; cùi bưởi chữa hen, múi bưởi có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu và cải thiện độ bền vùng thành mạch. Lá bưởi: có vị cay, tính ấm, được ...

Khế thuốc Nam chữ mụn nhọt, mẩn ngứa (17/06/2004)

Để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, có thể dùng bèo cái tươi (không kể liều lượng) sắc lấy nước để rửa, hoặc lấy mỗi ngày 50-100 g bèo cái tươi sắc uống. Việc uống nước sắc bèo cái cũng có tác dụng thông kinh nguyệt, lợi tiểu ...

Bài thuốc từ cây, quả cơm nguội (25/11/2009)

KTNT - Dọc đường phố Hà Nội và một số thành phố, thị xã có những cây gỗ lớn, có thể cao hơn 20m, tỏa bóng che mát cho người đi đường. Ở ...

Cây sa kê chữa được bệnh gì ? (19/11/2009)

Nhà tôi có trồng mấy cây sa kê, tôi nghe nói loài cây này có công dụng chữa bệnh. Vậy xin bác sĩ chỉ giúp cách dùng cây sa kê để trị bệnh, ...

Quả Chiêu liêu (17/03/2008)

Quả Chiêu liêu (còn gọi là Kha tử - Fructus Terminaliae) là quả chín đã phơi, sấy khô của cây Chiêu liêu (hoặc Chiều liêu). Tên khoa học: Terminalia chebula Retz, họ Bàng (COMBRETACEAE). Chiêu liêu là một cây gỗ cao 15 - 20m. Lá mọc đối, ...

Trái bí Đao chữa bệnh (12/03/2005)

Bí đao (tên khác: bí phấn, bí xanh) - [b]Benincasa hispida[/b] (Thunb.) Cogn., thuộc họ bầu bí - Cucurbitaceae [b]Công thức khắc uống[/b] 100 g bí đao tươi có: 67,9% nước; 0,4% protein; 0,1% lipid; 0,7% cellulose; 0,4% khoáng: 26mg Ca, 23mg P; 0,3mg Fe; 0,01mg ...

Trái pom phòng ngăn ngừa được bệnh gì ? (12/03/2005)

Các khoảo cổ tìm thấy chứng cứ rằng loài người đã biết thưởng thức trái “pom” táo tây từ 6500 năm trước Công Nguyên. Những cây Pom nguyên thuỷ mọc tại vùng đất giữa biển Caspian và Biển Đen (Bắc Hải). Người cổ La Mã đã ...

Những trái cây trị bệnh (01/11/2004)

[b]1) TRÁI NHO: có thể trị được 10 thứ bịnh:[/b] a.- Buổi sáng khoảng 11 giờ ăn 10 quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy mũi nước. b.- Buổi chiều khoảng 4 ...

Hạt gấc (21/07/2004)

Để chữa trĩ, có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần. Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, ...

Cây dâu (19/07/2004)

[b]Trong Đông y, loãng xương thuộc phạm vi chứng "cốt nuy" có liên quan tới 3 tạng là thận, tỳ và can; trong đó, tạng thận có vai trò đặc biệt quan trọng. Về trị liệu, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, tập khí công dưỡng sinh, người ...

Cây bưởi (29/06/2004)

Bưởi còn có tên là bòng, được trồng phổ biến để lấy quả ăn. Các bộ phận của cây được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh. Chẳng hạn, lá bưởi tươi thường được dùng nấu với nhiều lá thơm khác để xông, tắm chữa cảm cúm, ...


Quả vải (23/06/2004)

Để chữa mụn nhọt, lấy múi vải giã nát với ô mai, tạo thành cao đắp lên mụn; hoặc lấy 5-7 múi vải giã nát với ít hồ nếp, dàn thành miếng cao, dán lên nơi mụn nhọt. Vải còn gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở nước ta, quả ...